Ba phương pháp học Tiếng Anh tại nhà cho trẻ mẫu giáo

Tâm lý chung của phụ huynh là muốn con tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm nên đã cho con tiếp xúc và học tiếng Anh tại nhà từ độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý tới việc áp dụng phương pháp học để con tiếp thu kiến thức theo cách hiệu quả nhất.

Dưới đây là ba phương pháp dạy tiếng Anh tại nhà cho con mẫu giáo mà cha mẹ thường áp dụng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Phụ huynh cần kết hợp linh hoạt để phù hợp với tâm sinh lý của con.

Học tiếng Anh qua video và phần mềm học tập

Học tiếng Anh thông qua các thiết bị điện tử thông minh là phương pháp đang được không ít phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Phụ huynh cho con xem các video về câu chuyện, bài hát, hội thoại tiếng Anh để kiến thức thẩm thấu một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hướng dẫn con học thêm qua phần mềm với những bài dạy sinh động, phù hợp với độ tuổi mẫu giáo.

Gợi ý 3 phương pháp học tiếng Anh tại nhà cho trẻ mẫu giáo - 1
Trẻ học tiếng Anh qua hoạt động xem video trên điện thoại

Với phương pháp này, trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh bản ngữ, tạo môi trường để phát triển kỹ năng nghe và phát âm. Tuy nhiên, cách học này lại vô tình cô lập trẻ khi chỉ truyền thụ kiến thức một chiều, trẻ không được thực hành và tương tác với người khác khiến trẻ khó có thể nói thành câu hoàn chỉnh và tự nhiên. Do đó, các phụ huynh chỉ nên coi đây là một hoạt động bổ trợ thêm vào quá trình học tiếng Anh của con chứ không nên quá lệ thuộc vào các thiết bị này.

Học tiếng Anh qua các hoạt động thể chất

Đặc trưng của trẻ mẫu giáo là tính hiệu động là khả năng tập trung ngắn. Phương pháp học qua hoạt động thể chất (Total physical response) kết hợp từ vựng, cấu trúc và ngữ pháp tiếng Anh vào các hoạt động, hỗ trợ phát triển trí nhớ và giúp trẻ tập trung vào việc học tiếng Anh. Hơn nữa, việc học qua các hoạt động thể chất cũng khiến trẻ vui vẻ và hào hứng hơn việc phải ngồi yên để học tiếng Anh.”

Untitled2
Ảnh: Các hoạt động thể chất sẽ làm trẻ hứng thú và đam mê

Để làm được điều đó, phụ huynh cần không ngừng nghiên cứu và thay đổi nội dung hoạt động, cũng như lựa chọn hoạt động phù hợp với từng tình huống. Ví dụ như khi hướng dẫn con tập thể dục vào buổi sáng, cha mẹ sẽ sử dụng khẩu lệnh bằng tiếng Anh như “Put your hands up” (Giơ hay tay lên), “Stretches your arms” (Dang tay ra),….; hoặc khi muốn dạy từ vựng theo chủ đề hoa quả cho con, phụ huynh có thể đặt các loại quả quanh bé, và nói “I want a/an apple, peach, pear,…” (Bố/mẹ muốn một quả táo, quả đào, quả lê,…) để trẻ lấy quả đó và mang về cho cha mẹ.

Học tiếng Anh qua sách truyện tiếng Anh

Nhiều nhà khoa học và chuyên gia giáo dục trên thế giới cho rằng phương pháp học qua chuyện kể (Storytelling) hỗ trợ phát triển cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Hơn nữa, phương pháp này không chỉ giúp trẻ biết nghĩa của từ, mà còn biết cách sử dụng chúng trong một ngữ cảnh cụ thể.

Phụ huynh có thể mua truyện của các nhà xuất bản nước ngoài, truyện song ngữ hoặc tìm kiếm các câu chuyện trên mạng. Những cuốn truyện ở lứa tuổi mẫu giáo thường có hình minh họa sinh động, đáng yêu, sử dụng từ vựng và ngữ pháp đơn giản. Một số cuốn còn được thiết kế dưới dạng tương tác để cảm thấy thích thú hơn. Ví dụ như cuốn “Where’s Peppa?”, các nhân vật chơi “trốn tìm” trong từng khung hình, trẻ được chủ động tham gia vào câu chuyện bằng cách tự tay tìm được những nhân vật ấy.

Untitled
Ảnh: Một giờ học Tiếng Anh tại Cambridge Việt Nam

Với độ tuổi mẫu giáo, trẻ tiếp thu nội dung truyện hoàn toàn qua lời kể của cha mẹ, thầy cô. Nên khi để trẻ tự học tiếng Anh bằng phương pháp này, phụ huynh cần ở bên để hướng dẫn tỉ mỉ và tương tác để trẻ không thấy mệt mỏi, cũng như giúp trẻ hiểu sâu nội dung truyện. Phương pháp này cũng yêu cầu trẻ cần có nền tảng tiếng Anh nhất định để không cảm thấy “ngộp” khi phải tiếp xúc với khối lượng kiến thức tương đối lớn so với độ tuổi.

0988550868