Ngộ nhận phổ biến về học phát âm tiếng Anh

Untitled

Phát âm chuẩn từng từ là chưa đủ, bạn cần chú ý đến cả trọng âm, ngữ điệu hay cách nối âm để giao tiếp hiệu quả hơn.

Đôi khi, bạn nghe một người bản xứ bình luận: “You should work on your pronunciation”. Bạn về nhà và nghĩ rằng mình cần phải học “phát âm”, có nghĩa là học về các âm trong tiếng Anh. Nhưng kể cả sau khi bạn học hết các âm, và phát âm rõ từng từ, tiếng Anh của bạn nghe vẫn khó hiểu. Tại sao vậy?

Trên thực tế, để nói rõ ràng hơn, nếu chỉ tập trung vào việc phát âm chuẩn từng từ là chưa đủ, và đôi khi khiến người nghe, đặc biệt là người bản xứ, cảm thấy khó hiểu. Lý do là người bản xứ (hoặc những người nghe tiếng Anh tốt) có cách nghe tiếng Anh khác với những gì bạn nghĩ. Cụ thể, họ nghe tập trung vào các từ được nhấn (các từ mà bạn nói to và rõ hơn), và đặc biệt tập trung vào trọng âm các phần từ nhấn này, để nắm được nội dung ý mà bạn nói.

05dd3e452556c2089b47

Ảnh: Học sinh Cambridge Việt Nam trong một giờ ngoại khóa

Tiếng Việt thì khác, khi nói chúng ta có xu hướng nhấn vào từng từ trong câu. Ví dụ: “Hôm qua em đi chơi với các bạn trong lớp”. Chúng ta nghe hiểu câu tiếng Việt này bằng cách tập trung vào toàn bộ các từ trong câu.

Ngược lại, với người nói tiếng Anh, nếu phải nói câu này, họ sẽ có xu hướng nhấn các từ in hoa sau: “HÔM QUA em đi CHƠI với các BẠN trong LỚP”.

Như vậy, chỉ cần nghe được chữ “hôm qua”, “chơi”, “bạn”, “lớp” là người nghe có thể đoán được nội dung của câu trên. Với người Việt, nếu nói những từ này cao to hay dài hơn bình thường, chắc chắn nghe sẽ rất buồn cười. Đó là lý do vì sao khi người bản xứ học tiếng Việt, cái kiểu nói “lơ lớ” nhấn nhá của họ làm người Việt thấy vừa buồn cười vừa dễ thương.

Thế nên, nếu nói tiếng Anh mà chỉ chăm chăm phát âm rõ từng từ, bạn sẽ tự “chuốc” lấy các hệ lụy sau:

Thứ nhất, nói rất vất vả và không thể lưu loát hơn được. Khi muốn nói lưu loát hơn (trong khi vẫn phải cố phát âm rõ từng từ), bạn tự lấy dây buộc mình bằng cách cố nói thật nhanh, và tự nhận thấy là bạn bị hụt hơi khi nói. Chưa kể là khi nói quá nhanh như vậy, bạn có xu hướng “nuốt” tương đối nhiều âm quan trọng.

Thứ hai, bạn trở nên khó hiểu hơn với người khác. Như giải thích ở trên, nếu bạn cố nói rõ từng từ trong câu, người nghe sẽ “căng tai” nghe vì không biết tập trung vào từ nào mà bạn muốn gửi gắm nội dung truyền đạt. Khi nói bạn sẽ có xu hướng nói rời rạc. Người nghe tiếng Anh giỏi chắc chắn sẽ cảm thấy “mệt mỏi” khi phải nghe đối phương “bắn” tiếng Anh theo kiểu nhấn vào từng từ.

Thứ ban, bạn trở nên thiếu tự tin. Đương nhiên, hậu quả của việc phát âm vất vả từng từ mà người nghe vẫn phải nhọc nhằn khi nghe bạn nói, bạn sẽ cảm thấy dần dần thiếu tự tin, và có lẽ trở nên ít nói hơn.

Cho nên, học phát âm đừng chỉ học về âm, mà phải học về những thành tố khác như “word stress” (nhấn vào âm nào trong từ), “rhythm” (nhấn vào từ nào trong câu), hay “intonation” (ngữ điệu đi lên hay xuống). Một số phần khác như “connected speech” (nối âm) hay “reduction” (giảm âm) cũng cần để ý vì nó không chỉ hữu ích cho việc nói lưu loát mà còn giúp nâng cao khả năng nghe của bạn.

Giáo viên tiếng Anh Moon Nguyen

0988550868